Thông số kỹ thuật:
+ Kích thước :dài 200cm x rộng 90cm x cao 55cm
+ Kích thước đóng gói: 195cm x 99cm x 30cm
+ Kích thước lan can nâng hạ: 23cm x 18 cm
+ Trọng lượng: 65 kg
+ Trọng tải :200 kg
+ Khung chất liệu thép cán nguội, sơn tĩnh điện
+ Đầu giường và bánh xe chất liệu nhựa ABS bền
+ Đệm sơ dừa kết hợp mút dày 6cm
+ Kích thước bô vệ sinh :23 x 18 cm
+ 4 pistong nâng hạ sử dụng điện áp 220 V, tần số 50 Hz
Các tính năng của giường bệnh nhân điều khiển điện:
1) Tính năng nâng đầu giường khi ngồi tựa 0 – 800
2) Tính năng lật bệnh nhân nằm nghiêng góc 0 – 850
3) Tính năng lật bệnh nhân nằm nghiêng góc 0 – 850
4) Tính năng nâng chân giường cao lên góc 0 – 250
5) Tính năng hạ thấp chân giường góc 0 – 800
6) Tính năng chậu gội đầu tại giường có dây dẫn thoát nước
7) Tính năng bàn ăn tháo nắp di động
8) Tính năng bô vệ sinh tiến lùi giúp bệnh nhân vệ sinh tại giường
9) Tính năng cọc truyền dịch điều chỉnh cao thấp
10)Tính năng di chuyển linh hoạt của giường thông qua hệ thống 4 bánh xe có khóa và lực đẩy tác động
Các tính năng thay đổi tư thế nâng hạ của giường được thực hiện qua hệ thống pittong điện mạnh mẽ và bảng điều khiển cầm tay.
Quá trình chăm sóc điều trị những bệnh nhân bị liệt hoặc hôn mê, sau phẫu thuật cột sống, phẫu thuật ổ bụng, phẫu thuật chi dưới, sau sinh mổ… thay đổi tư thế cho bệnh nhân là một việc hết sức quan trọng nó giúp cho bệnh nhân giảm thiểu những biến chứng do nằm lâu gây ra thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn, mang lại sự thoải mái cho người bệnh cũng như giảm thiểu được công sức chăm sóc và điều trị nói chung. Nhờ có tiến bộ của khoa học cơ bản các thế hệ giường y tế đã ra đời hỗ trợ thay đổi tư thế cho người bệnh nhưng còn phụ thuộc nhiều vào việc vận hành của nhân viên y tế cũng như người nhà. Giường y tế điều khiển bằng pistong điện ra đời là một cải tiến mới thay đổi tư thế bệnh nhân một cách êm ái chính xác hạn chế các tác động sấu đến cơ thể người bệnh do thay đổi tư thế đột ngột gây ra, người bệnh tỉnh táo hoàn toàn có thể điều khiển thay đổi tư thế thông qua bảng điều khiển cầm tay không phụ thuộc vào người chăm sóc nhất là ban đêm. Trong các tư thế chăm sóc bệnh nhân,tư thế Fowler đã được y học áp dụng nhiều mang lại hiệu quả tốt.
Tư thế Fowler có tác dụng gì với người bệnh:
Tư thế fowler là tư thế bệnh nhân nửa nằm nửa ngồi, lưng tựa vào đầu giường hai chân buông thõng hoặc hơi thẳng. Người ta phân loại làm tư thế Fowler chuẩn, Fowler bán chuẩn, Fowler cao, Fowler thấp, Fowler kết hợp nghiêng người khi sử dụng tư thế này sẽ mang lại một số lợi ích cho người bệnh.
1) Cải thiện khả năng hô hấp cho bệnh nhân, tránh viêm phổi do nằm lâu
2) Giảm căng cơ bụng, giảm đau khi ho ở những bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng
3) Dẫn lưu tư thế trong các khoang cơ thể nhất là bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng, phẫu thuật tiết niệu
4) Chống trào ngược dạ dày
5) Tăng cường khả năng tuần hoàn ngoại vi giảm phù chi dưới ở những bệnh nhân có phù, tăng lưu lượng máu về tim rất có lợi cho những bệnh nhân thiếu máu do bệnh tim mạch
6) Giảm áp suất tĩnh mạch cảnh ngoài, giúp phản hồi gan tĩnh mạch cổ
7) Tạo thuận lợi cho bệnh nhân ăn uống
8) Tạo sự thoái cho người bệnh.