Khi trẻ bại não nằm lâu sẽ có cảm giác mệt mỏi, tuần hoàn ứ trệ các cơ quan bị suy yếu đặc biệt là hệ xương khớp và hệ cơ kém phát triển, khả năng thăng bằng không gian kém do đó trẻ kém phát triển về thể chất cũng như tinh thần. Việc thay đổi từ tư thế nằm dần sang tư thế đứng nhằm mục đích tạo điều kiện cho hệ cơ phát triển giảm thiểu tình trạng teo cơ cứng khớp ở người nằm lâu, tăng cường vững chắc cho hệ xương thông qua khả năng chịu sức nặng của cơ thể, tăng lưu thông máu từ hệ tuần hoàn tới các mô giảm thiểu các bệnh về tim mạch huyết áp, tạo điều kiện cho việc trao đổi khi ở phổi tránh viêm phổi do nằm lâu. Tư thế đứng cũng làm tăng cường khả năng trao đổi chất ở hệ tiêu hóa giảm thiểu tình trạng táo bón do giảm nhu động ruột khi nằm lâu.. Khi các cơ quan trong cơ thể cảm nhận được sự thay đổi trọng lực khi chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng sẽ có những đáp ứng nhằm thích nghi do đó toàn bộ cơ thể của trẻ bại não sẽ được cải thiện về thể chất cũng như tinh thần.
Cách thay đổi tư thế nằm sang tư thế đứng cho trẻ bại não:
+ Trước tiên ta cần giải thích bằng ngôn ngữ hoặc tín hiệu cho trẻ để trẻ hợp tác
+ Đặt trẻ lên giường tập đứng ở tư thế nằm và cố định hệ thống các dây đai thật chắc chắn
+ Tiến hành thanh đổi góc nâng tăng dần theo từng ngày để cơ thể trẻ thích nghi dần
+ Sau khi đủ thời gian 5, 10, 15 hay 20 phút sẽ điều khiển giường về trạng thái nằm nghỉ.
Lưu ý: Mỗi trẻ bại não, liệt có một thể trạng sức khỏe khác nhau mà người tập luyện cần theo dõi để tìm ra liệu trình tập luyện và nghỉ ngơi cho phù hợp việc tập luyện cần bình tĩnh kiên trì mới có thể mang lại kết quả tốt.
Thông số kỹ thuật của giường tập đứng cho trẻ liệt, bại não:
+ Kết cấu giường bằng khung thép sơn tĩnh điện
+ Đệm giường là mút bọc da tổng hợp
+ Bánh xe bằng nhựa ABS có khóa
+ Hệ thống dây đai giữ bằng vải tổng hợp bền tốt
+ Kích thước dài:150cm x rộng 60cm x cao 60cm
+ Pistong điện sức đẩy 150 kg, sử dụng điện 220 V, tần số 50 Hz